Top 10 trang đánh lô de online uy tín

  • Được đầu tư mới|Hiện đại

    Trang thiết bị

    Được đầu tư mới
    Hiện đại
  • Chu đáo|Nhiệt tình|Tận tâm với công việc

    Y, Bác sĩ

    Chu đáo
    Nhiệt tình
    Tận tâm với công việc
  • Thực hiện tại Trung tâm

    Mổ nội soi

    Thực hiện tại Trung tâm
  • Thể thao

    Hoạt động

    Thể thao
  • Văn nghệ

    Hoạt động

    Văn nghệ
home

Nữ đau quặn bụng vùng hạ vị, coi chừng xoắn buồng trứng

Trước đó Chị Huỳnh Mỹ A. (26 tuổi, ngụ quận 1, TPHCM) nhập viện trong tình trạng ngất xỉu tại nơi làm việc vì đau bụng. Qua thăm khám và thực hiện nhanh các cận lâm sàng, các bác sĩ nhận định chị A. bị xoắn buồng trứng phải mổ cấp cứu.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân bị xoắn buồng trứng sau cấp cứu
 
Bác sĩ Nguyễn Viết Hậu cho biết thêm, bệnh nhân rất may mắn vì được đưa đến bệnh viện kịp thời. Nếu không, chị phải chịu một cuộc phẫu thuật lớn hơn (phải mổ hở, phải có ống dẫn lưu từ ổ bụng ra ngoài sau mổ, nằm viện lâu hơn,…) vì xoắn buồng trứng để lâu sẽ hoại tử gây nhiễm trùng, nhiễm độc nghiêm trọng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

Còn theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tố Thư, Khoa Phụ Sản BV ĐHYD, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều có thể bị xoắn buồng trứng. Triệu chứng thường gặp là người bệnh sẽ xuất hiện cơn đau quặn bụng vùng hạ vị, đau không giảm khi dùng thuốc giảm đau, giai đoạn sau đau liên tục, sốt, buồn nôn.

Xoắn buồng trứng thường xảy ra trên buồng trứng có u từ trước (u nang, u đặc buồng trứng…), đặc biệt là các khối u có cuống dài, nhưng cũng có thể xảy ra ngay cả trên buồng trứng bình thường. "Để phát hiện sớm bệnh, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần đi khám định kỳ 6 tháng/lần có kèm siêu âm và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng. Người bệnh có tiền căn bị xoắn buồng trứng khi có biểu hiện đau quặn bụng vùng hạ vị phải đi khám ngay"-  bác sĩ Thư khuyến cáo.
Nguồn: ​//www.sggp.org.vn
 

  Ý kiến bạn đọc